Logo CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI HẢI SẢN YOLO
Location Icon
24 Đồng Khởi, Xã Diên Điền, Huyện Diên Khánh, Tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam
Location Icon
8:00 - 17:00 | Thứ 2 - Thứ 7
Location Icon
+84.93.719.7279

Việt Nam quyết tâm đến tháng 4/2024 không còn tình trạng tàu cá khai thác hải sản trái phép

Trong nỗ lực gỡ "thẻ vàng" hải sản của EC, Chính phủ chỉ đạo các ban, bộ, ngành, địa phương ven biển tập trung thực hiện các giải pháp hiệu quả, quyết tâm thực hiện mục tiêu từ nay đến tháng 4/2024 không còn tình trạng tàu cá Việt Nam đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.

Ngày 16/2/2024, Văn phòng Chính phủ phát đi Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tại cuộc họp lần thứ 9 của Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

khai-thac-hai-san-05-1708155065.jpg

Mục tiêu từ nay đến tháng 4/2024 không còn tình trạng tàu cá Việt Nam đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài. (Ảnh minh họa)

Thực hiện các giải pháp cấp bách, trọng tâm từ nay đến 30/4/2024

Tại Thông báo trên, Phó Thủ tướng đã ghi nhận sự cố gắng của các ban, bộ, ngành trung ương và địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chống khai thác IUU, khắc phục các tồn tại, hạn chế mà Đoàn Thanh tra lần thứ 4 của Ủy ban châu Âu (EC) đã chỉ ra; đánh giá cao và biểu dương tỉnh Kiên Giang là tỉnh đầu tiên đã tiến hành xét xử vụ án môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân đi khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.

Tuy nhiên, xét về tổng thể đến nay tại một số địa phương vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế chậm khắc phục, chưa bảo đảm tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU, như: tình trạng tàu cá, ngư dân khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài vẫn tiếp tục xảy ra, diễn biến phức tạp; việc kiểm soát, xác nhận, chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác chưa hiệu quả; chưa quản lý, kiểm soát được tàu cá "03 không"; cơ quan, lực lượng chức năng tại địa phương chưa thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ trong điều tra, xác minh, xử phạt các hành vi khai thác IUU như khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài, ngắt kết nối hoặc gửi, vận chuyển thiết bị VMS trái phép, vi phạm về Nhật ký khai thác, tàu cá hoạt động khai thác sai vùng… dẫn đến kết quả còn rất hạn chế, chưa đồng bộ giữa các địa phương, không đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

Đợt thanh tra lần thứ 5 (dự kiến vào tháng 4 năm 2024) là thời điểm quyết định để gỡ cảnh báo "Thẻ vàng" của EC trong năm 2024. Vì vậy, Phó Thủ tướng yêu cầu các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng các bộ, cơ quan có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển tập trung lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết dứt điểm các tồn tại, hạn chế hiện nay; trong đó chú trọng thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, trọng tâm từ nay đến ngày 30 tháng 4 năm 2024.

Đưa ra xét xử các trường hợp móc nối đưa tàu cá đi khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài

Cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu các ban, bộ, ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển tập trung cao điểm, huy động các nguồn lực triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp chống khai thác IUU theo đúng chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (đặc biệt là Công điện số 1058/CĐ-TTg ngày 4 tháng 11 năm 2023), các kết luận của Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU và các văn bản khác có liên quan; tuyệt đối không lơ là, chủ quan; kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao trong thi hành công vụ, vi phạm quy định của pháp luật, ảnh hưởng đến nỗ lực chung gỡ "Thẻ vàng" của cả nước; kịp thời động viên, khen thưởng, khích lệ các tấm gương điển hình trong chống khai thác IUU; tập trung thực hiện các giải pháp hiệu quả, quyết tâm thực hiện mục tiêu từ nay đến tháng 4 năm 2024 không còn tình trạng tàu cá Việt Nam đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài; đồng loạt điều tra, đưa ra xét xử các trường hợp vi phạm pháp luật liên quan đến môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân đi khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài tương tự như trường hợp đã xét xử tại tỉnh Kiên Giang để răn đe, tuyên truyền.

khai-thac-hai-san-04-1708155148.jpg

Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động ngư dân khai thác hải sản hợp pháp. (Ảnh minh họa)

Tiếp tục tổ chức các Đoàn công tác hướng dẫn địa phương chống khai thác IUU

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục tổ chức các Đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện, đề xuất xử lý nghiêm trách nhiệm đối với các địa phương không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao.

Đồng thời, chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa và các bên có liên quan khẩn trương xử lý dứt điểm đối với 01 tàu nhập khẩu vi phạm đã được EC chỉ ra theo quy định pháp luật trong nước và thông lệ quốc tế. Cử đồng chí Cục trưởng Cục Kiểm ngư làm trường đoàn vào làm việc với tỉnh Khánh Hòa để tiến hành thẩm tra toàn diện tàu Havuco-02 theo các dấu hiệu phát hiện của EC để khẩn trương đưa ra phương án xử lý và cung cấp kết quả cho EC.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các địa phương quyết liệt triển khai các giải pháp phù hợp nhằm quản lý, kiểm soát sản lượng thủy sản khai thác tại địa phương vừa bảo đảm truy xuất được nguồn gốc vừa tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động khai thác của bà con ngư dân; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu việc hợp tác với các nước để tổ chức đưa tàu cá và ngư dân Việt Nam đi khai thác hải sản hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.

Thực hiện cao điểm kiểm soát tàu cá xuất, nhập bến

Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển tiếp tục thực hiện toàn diện, đồng bộ các biện pháp nhằm ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá, ngư dân khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.

Tiếp tục thực hiện các đợt cao điểm tuần tra, kiểm tra, kiểm soát tại các khu vực biển giáp ranh với Malaysia, Indonesia, Thái Lan…

Bố trí đủ lực lượng cho các đồn, trạm biên phòng tuyến biển thực hiện cao điểm kiểm soát tàu cá xuất, nhập bến; tuần tra, kiểm tra, kiểm soát tại các cửa sông, cửa biển và các đảo; đặc biệt lưu ý đối với các tàu dịch vụ hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản và chú trọng địa bàn trọng điểm tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà Mau.

Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức và đối tượng tuyên truyền để nâng cao hơn nữa ý thức chấp hành pháp luật của người dân; kiên quyết đấu tranh, xử lý triệt để các trường hợp vi phạm.

khai-thac-hai-san-03-1708155177.jpg

Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản phải có trách nhiệm tuân thủ nghiêm túc quy định chống khai thác IUU. (Ảnh minh họa)

Bảo đảm giám sát 100% sản lượng thuỷ sản đánh bắt

Bộ Công an thực hiện cao điểm điều tra, đưa ra xét xử các trường hợp vi phạm pháp luật liên quan đến môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân đi khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài tương tự như trường hợp đã xét xử tại tỉnh Kiên Giang.

Chỉ đạo các lực lượng công an, công an 28 địa phương ven biển bố trí lực lượng tập trung nắm tình hình, triển khai các biện pháp nghiệp vụ, trinh sát, tham mưu cho Ban Chỉ đạo phòng, chống IUU tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm soát chặt tàu cá trong và ngoài địa phương hoạt động trên địa bàn; bảo đảm giám sát 100% sản lượng thuỷ sản đánh bắt, qua đó phát hiện các hành vi khai thác vi phạm quy định tại Luật Thuỷ sản và vi phạm khai thác IUU.

Đồng thời, Bộ Công an khẩn trương điều tra, khởi tố các tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi làm giả giấy tờ cơ quan nhà nước nhằm hợp thức hoá hồ sơ sản phẩm thuỷ sản vi phạm khai thác IUU xuất khẩu sang thị trường châu Âu; chủ động nắm tình hình, điều tra, xử lý hành vi vi phạm đối với nhóm tàu cá cố tình không quay về bờ, tàu dịch vụ hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, bố trí đủ nguồn lực, phân công rõ trách nhiệm của các cơ quan, lực lượng chức năng tại địa phương giải quyết dứt điểm các tồn tại, hạn chế, bảo đảm có số liệu, kết quả chứng minh cụ thể, đồng loạt xử lý nghiêm các hành vi khai thác IUU tại địa phương; trong đó tập trung thực hiện các công việc sau:

- Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức và đối tượng tuyên truyền để nâng cao hơn nữa ý thức chấp hành pháp luật của người dân; trong đó chú trọng các địa bàn trọng điểm áp dụng triệt để các biện pháp ngay từ trong bờ để kịp thời phát hiện từ sớm, từ xa, kiên quyết ngăn chặn không để tàu cá, ngư dân khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.

- Các tỉnh có tàu cá bị nước ngoài bắt giữ, xử lý như: Kiên Giang, Cà Mau, Bình Định, Bến Tre, Bình Thuận, Khánh Hòa… khẩn trương điều tra, xử lý triệt để các trường hợp khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài từ đầu năm 2023 đến nay.

- Điều tra, xác minh, xử lý triệt để các trường hợp vi phạm ngắt kết nối VMS, gửi, vận chuyển thiết bị VMS trái phép từ đầu năm 2023 đến nay.

- Thực hiện cao điểm thực thi pháp luật, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá trên biển, tại cảng, tại các cửa sông, cửa biển, các đảo trên địa bàn (kể cả tàu cá tỉnh khác hoạt động tại địa bàn); đặc biệt lưu ý đối với các tàu dịch vụ hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản.

- Lập danh sách các cảng cá, bến cá tư nhân, truyền thống; giám sát chặt chẽ sản lượng thủy sản khai thác tại địa phương vừa đảm bảo truy xuất được nguồn gốc vừa tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động khai thác của bà con ngư dân; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm cố tình không vào cảng bốc dỡ thủy sản khai thác để né tránh sự kiểm soát của lực lượng chức năng.

- Bảo đảm tàu cá khi tham gia khai thác thủy sản phải bật thiết bị VMS 24/24h theo quy định từ lúc rời cảng đến khi cập cảng, xác minh, xử lý 100% tàu cá vi phạm quy định ngắt kết nối VMS (6 tiếng không báo cáo vị trí, không đưa tàu cá quay về bờ quá 10 ngày), vượt ranh giới cho phép trên biển.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), Hiệp hội cá ngừ Việt Nam, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản phải có trách nhiệm tuân thủ nghiêm túc quy định chống khai thác IUU, tuyệt đối không thu mua, chế biến, xuất khẩu các sản phẩm thủy sản khai thác vi phạm IUU.

Các Hội, Hiệp hội thủy sản, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tích cực đồng hành, chung tay, phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý nghiêm các doanh nghiệp thủy sản làm ăn phi pháp, hợp thức hóa hồ sơ, tiếp tay, dung túng cho hành vi khai thác IUU.

Các ban, bộ, ngành, địa phương tăng cường hơn nữa các hoạt động thông tin truyền thông, tuyên truyền, tập huấn các quy định pháp luật về chống khai thác IUU; công khai rộng rãi, thường xuyên các trường hợp vi phạm khai thác IUU bị xử lý trên các phương tiện để răn đe, giáo dục.

Trước ngày 31 tháng 3 năm 2024, các bộ, ngành, địa phương báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU kết quả thực hiện.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, đề án, quy hoạch và tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các giải pháp đảm bảo phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm và hội nhập quốc tế./.

BACK

Hot news

Tin nổi bật Image

Nhà phân phối hải sản tươi sống Myanmar | Báo giá nhanh chóng

Nhà phân phối hải sản tươi sống Myanmar | Báo giá nhanh chóng. Bạn đang tìm kiếm nguồn cung cấp hải sản tươi sống, chất lượng cao với giá cả cạnh tranh? Vậy thì đừng bỏ qua nhà phân phối Thủy Sản YoLo, đối tác số một của nhiều doanh nghiệp và khách hàng trong ngành hải sản nhập khẩu các nước Đông Nam Á uy tín nhất
Tin nổi bật Image

Vận chuyển hải sản Thái Lan đi Việt Nam | Bảng giá cả cạnh tranh nhất 2024

Vận chuyển hải sản Thái Lan đi Việt Nam | Bảng giá cả cạnh tranh nhất 2024. Một thị trường hải sản sôi động như Thái Lan, việc vận chuyển hàng hóa đi đích một cách an toàn và nhanh chóng là một yếu tố then chốt. Đối diện với nhu cầu ngày càng cao của thị trường Việt Nam, việc tìm kiếm các dịch vụ vận chuyển hải sản từ Thái Lan đi Việt Nam với mức giá cạnh tranh trở thành một thách thức đối với các doanh nghiệp trong ngành.
Tin nổi bật Image

ที่อยู่นำเข้าและส่งออกเนื้อปูไทยไปเวียดนามในราคาที่ดี - สายด่วน +66.838.072.224

ที่อยู่สำหรับการนำเข้าและส่งออกปูแป้งจากประเทศไทยไปยังเวียดนาม ราคาดี - สายด่วน +66.838.072.224 บริการนำเข้าและส่งออกปูแป้งจากประเทศไทยไปยังเวียดนามกำลังเป็นที่นิยมมากขึ้น ไม่เพียงเพราะความต้องการในการบริโภคที่เพิ่มขึ้น แต่ยังเนื่องจากประโยชน์ที่โดดเด่นของบริการนี้ มาทำความรู้จักกับข้อดีที่สำคัญของการใช้บริการนี้ผ่านเนื้อหาด้านล่างนี้ และติดต่อกับ YoLo Seafood เพื่อรับบริการนำเข้าและส่งออกปูแป้งจากประเทศไทยไปยังเวียดนามอย่างมืออาชีพที่สุด
Tin nổi bật Image

Vận chuyển hải sản Việt Nam đi Thái Lan | Đơn vị vận chuyển giá rẻ

Vận chuyển hải sản Việt Nam đi Thái Lan| Đơn vị vận chuyển giá rẻ .Thái Lan - một thị trường tiêu thụ hải sản lớn mạnh và đầy tiềm năng, đã từ lâu là điểm đi hấp dẫn của các nhà sản xuất và xuất khẩu hải sản trên khắp thế giới trong đó có Việt Nam. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có nguồn lợi thủy sản phong phú. Vận chuyển hải sản Việt Nam đi Thái Lan không chỉ là cơ hội kinh doanh mà còn là thách thức đối với các doanh nghiệp như Công Ty Hải Sản Yolo. Công ty Hải Sản Yolo đã nổi lên như một đơn vị vận chuyển uy tín, đáng tin cậy và có giá rẻ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Tin nổi bật Image

ปัจจัยที่มีผลต่อราคาขนส่งอาหารทะเลจากประเทศไทยไปเวียดนาม

ราคาการขนส่งอาหารทะเลจากไทยไปเวียดนามไม่เพียงสะท้อนต้นทุนการเดินทาง แต่ยังสะท้อนถึงปัจจัยหลายประการด้วย จากธรรมชาติของผลิตภัณฑ์ไปจนถึงสภาวะตลาดและแม้แต่สภาพอากาศ มีหลายปัจจัยที่มีอิทธิพลต่ออัตราค่าจัดส่ง มาร่วมร่วมมือกับ Yolo Seafood Company เพื่อค้นหาปัจจัยที่ส่งผลต่อราคาการขนส่งอาหารทะเลจากไทยไปเวียดนาม ซึ่งจะช่วยให้คุณมีมุมมองที่ครอบคลุมมากขึ้นเกี่ยวกับกระบวนการขนส่งอาหารทะเล
0
zalo
zalo